Nhuộm vật liệu dệt bằng vi khuẩn

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để sử dụng các vi khuẩn như là các nhà máy sản xuất chất màu và là công cụ để in hoa văn lên vải thay cho thuốc nhuộm tổng hợp độc. Trong một dự án ở Đại học Rotterdam, các nhà khoa học đã cho các vi khuẩn sinh ra pigment chịu tác động của các tần suất âm thanh và thấy rằng sự sản sinh pigment tăng lên, chỉ ra rằng có thể dẫn tới tăng quy mô của quá trình nhuộm bằng vi khuẩn. 

Nghiên cứu do nhà thiết kế Laura Luchtman và Ilfa Siebenhaar tiến hành. Với sự giúp đỡ của kỹ sư âm thanh Eduard van Dommelen, các nhà thiết kế xây dựng một cụm thiết bị âm thanh trong phòng thí nghiệm y sinh. Bằng cách làm cho vi khuẩn nhảy múa, họ đã cố gắng loại trừ sự tăng trưởng ngẫu nhiên để tạo ra vải có họa tiết đẹp mắt.

Nghiên cứu là một phần của dự án nghiên cứu thiết kế sinh học Living Colour của hai nhà thiết kế. Thiết kế sinh học là sự giao thoa của tự nhiên, khoa học và thiết kế trong đó các sinh vật sống tạo nên một phần không thể tách rời của quá trình thiết kế.
Người ta thấy rằng các tần suất âm thanh đã giúp tăng tốc sản xuất pigment. Trong khi vi khuẩn không chịu tác động của âm thanh tạo nên các vết bẩn trên vải thì vi khuẩn đang nhảy múa đã tạo nên vải nhuộm màu trơn. Mặc dầu kết quả đối ngược lại với điều mà nhóm hướng tới, kết quả có thể dẫn tới cách thức tăng quy mô quá trình nhuộm bằng vi khuẩn.
Vi khuẩn đang tăng trưởng như là nhà máy nhuộm có thể dẫn tới cách thức nhuộm màu bền vững hơn do các pigment sinh học này là chất thay thế cho thuốc nhuộm dệt tổng hợp độc hại.
Nghiên cứu lấy cảm hứng từ hiện tượng tạo hoa văn từ rung động âm thanh như là họa tiết Chladni và sóng Faraday, làm cho vật chất có hình dạng hoa văn hình học khi chịu tác động của âm thanh.
Hoàng My Lan